1. Thành phần
Mỗi ml dung dịch chứa:
– Hoạt chất: 40μg travoprost và 5mg timolol (dưới dạng timolol maleat).
– Tá dược: Polyquaternium-1 10pg (chất bảo quản POLYQUAD), mannitol (E421), propylen glycol (E1520), dầu thầu dầu polyoxyethylen hydro hóa 40 (HCO-40), acid boric, natri clorid, natri hydroxid và/hoặc axit hydrocloric (để điều chỉnh pH), nước tinh khiết.
2. Chỉ định
Dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV được chỉ định làm giảm áp lực nội nhãn (IOP) ở bệnh nhân người lớn bị glôcôm góc mở hoặc tăng nhãn áp, những người không đáp ứng đầy đủ với các thuốc tra mắt chẹn beta hoặc các thuốc tương tự prostaglandin.
Chống chỉ định (Khi nào không nên dùng thuốc này?)
– Quá mẫn với hoạt chất hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.
– Quá mẫn với các thuốc chẹn beta khác.
– Bệnh đường hô hấp phản ứng kể cả hen phế quản hoặc có tiền sử hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng.
– Nhịp chậm xoang, hội chứng nút xoang (kể cả block xoang nhĩ), block nhĩ thất độ hai hoặc ba, suy tim rõ rệt hoặc sốc tim.
– Viêm mũi dị ứng nặng.
– Loạn dưỡng giác mạc.
3. Liều dùng
Sử dụng ở người lớn (kể cả bệnh nhân cao tuổi (65 tuổi trở lên).
– Liều dùng khuyến cáo là một giọt vào túi kết mạc của mắt bị bệnh mỗi ngày một lần, vào buổi sáng hoặc buổi tối. Nên nhỏ thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
– Nếu quên nhỏ một liều, nên tiếp tục điều trị với liều tiếp theo như đã định. Không nên nhỏ quá một giọt 1 lần/ngày do đã có bằng
chứng cho thấy dùng các thuốc tương tự prostaglandin thường xuyên hơn có thể làm giảm tác dụng hạ áp lực nội nhãn.
– Khi thay thế một thuốc điều trị glôcôm khác bằng dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV, nên ngừng dùng thuốc khác đó và bắt đầu dùng
dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV vào ngày tiếp theo.
Nhóm bệnh nhân đặc biệt
– Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận
Chưa có nghiên cứu được tiến hành với dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV hoặc với dung dịch nhỏ mắt timolol 5mg/ml ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận. Riêng travoprost đã được nghiên cứu ở bệnh nhân suy gan từ nhẹ đến nặng và ở bệnh nhân suy thận từ nhẹ đến nặng (hệ số thanh thải creatinin xuống thấp đến 14mL/phút). Không cần điều chỉnh liều ở các bệnh nhân này.
Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận hầu như không cần điều chỉnh liều dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV (xem mục Đặc tính dược động học).
– Bệnh nhân nhi (dưới 18 tuổi)
Hiện nay không khuyến cáo dùng dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV cho các bệnh nhân nhi. Tính an toàn va hiệu quả điều trị của việc
sử dụng dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV vẫn chưa được xác định ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Dữ liệu chưa có sẵn.
– Bệnh nhân cao tuổi (trên 65 tuổi)
Không có sự khác biệt về tính an toàn và hiệu quả giữa người cao tuổi và người lớn.
4. Cách dùng
– Chỉ dùng để nhỏ mắt.
– Bệnh nhân phải tháo vòng gắn bảo đảm ngay trước lần sử dụng đầu tiên.
– Để tránh tạp nhiễm vào đầu nhỏ thuốc và dung dịch thuốc, cần thận trọng không được để đầu nhỏ thuốc của lọ thuốc chạm vào mí mắt, vung xung quanh mắt hoặc bất cứ bề mặt nào. Đóng kín nắp lọ thuốc khi không sử dụng.
– Khuyến cáo bệnh nhân thực hiện việc ấn vào ống dẫn lệ hoặc nhắm mắt trong 2 phút sau khi nhỏ thuốc, sự hấp thu thuốc toàn thân sẽ giảm. Điều này sẽ giảm các tác dụng không mong muốn toàn thân và tăng tác dụng tại chỗ.
– Nếu đang dùng nhiều hơn một loại thuốc nhỏ mắt, các thuốc nên được dùng cách nhau ít nhất 5 phút. Thuốc mỡ tra mắt cần dùng sau cùng.
5. Tác dụng phụ
Tóm tắt về hồ sơ an toàn
Trong các thử nghiệm lâm sàng, các tác dụng không mong muốn phổ biến nhất của thuốc là sung huyết mắt (kết mạc, mắt), xảy ra ở 13% bệnh nhân.
Bảng tóm tắt các tác dụng bất lợi
Các tác dụng bất lợi sau đã được báo cáo qua các nghiên cứu lâm sàng hoặc giám sát hậu mãi. Chúng được phân loại theo quy ước như sau: Rất thường gặp (≥1/10), thường gặp (≥1/100 đến <1/10), ít gặp (≥1/1000 đến <1/100), hiếm gặp (≥1/10.000 đến <1/1000), rất hiếm gặp (<1/10.000) hoặc không rõ (không thể ước tính từ các dữ liệu sẵn có; dữ liệu từ giám sát hậu mãi). Trong mỗi nhóm tần suất, các tác dụng bất lợi được trình bày theo thứ tự mức độ nghiêm trọng giảm dần.
6. Thận trọng
Thận trọng chung
Giống như các thuốc mắt dùng tại chỗ khác, travoprost và timolol được hấp thu toàn thân. Do thành phần timolol là thuốc chẹn
beta, có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn trên tim mạch, phổi và các tác dụng không mong muốn khác giống như quan sát thấy với các thuốc chẹn beta dùng đường toàn thân.
Rối loạn tim
Ở những bệnh nhân bị mắc các bệnh tim mạch (như bệnh mạch vành, đau thắt ngực kiểu Prinzmetal và suy tim) và hạ huyết áp, việc điều trị với các thuốc chẹn beta nên được đánh giá cẩn trọng và nên cân nhắc điều trị với các hoạt chất khác. Bênh nhân bị mắc các bệnh tim mạch nên được theo dõi các dấu hiệu xấu đi của những bệnh này và các tác dụng không mong muốn.
Rối loạn mạch
Thận trọng khi điều trị thuốc cho những bệnh nhân bị xáo trộn/rối loạn tuần hoàn ngoại biên nặng (như những dạng nặng của bệnh Raynaud hoặc hội chứng Raynaud).
Rối loạn hô hấp
Các phản ứng đường hô hấp, kể cả tử vong do co thắt phế quản ở bệnh nhân bị hen đã được báo cáo sau khi dùng một số thuốc
tra mắt chẹn beta.
Hạ đường huyết/bệnh tiểu đường
Thận trọng khi dùng các thuốc chẹn beta cho những bệnh nhân hạ đường huyết tự phát hoặc bị bệnh tiểu đường không ổn định do các thuốc chẹn beta có thể che dấu các dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết cấp tính.
Cường giáp
Các thuốc chẹn beta cũng có thể che dấu các dấu hiệu của bệnh cường giáp.
Yếu cơ
Các thuốc chẹn beta đã được báo cáo có thể gây yếu cơ thể hiện ở các triệu chứng nhược cơ (ví dụ: song thị, sụp mi và yếu toàn thân).
Sự tiếp xúc với da
Prostaglandin và các thuốc tương tự prostaglandin là các dược chất có hoạt tính sinh học có thể được hấp thu qua da. Phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai nên có biện pháp phòng tránh thích hợp để tránh phơi nhiễm trực tiếp với lượng thuốc trong lọ. Trong trường hợp hiếm khi xảy ra khi tiếp xúc với một phần đáng kể lượng thuốc trong lọ, cần rửa sạch vùng đã bị tiếp xúc ngay lập tức.
Các thuốc chẹn beta khác
Tác dụng trên áp lực nội nhãn hoặc các tác dụng chẹn beta toàn thân đã biết có thể xuất hiện khi dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV được dùng cho các bệnh nhân đang điều trị với thuốc chẹn beta đường toàn thân. Nên theo dõi chặt chẽ đáp ứng của các bệnh nhân này. Việc sử dụng hai thuốc chẹn beta tại chỗ không được khuyến cáo.
Các thuốc prostaglandin khác
Việc sử dụng hai thuốc prostaglandin tại chỗ không được khuyến cáo.
Phản ứng quá mẫn
Trong khi dùng các thuốc chẹn beta, những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn nặng với một số dị nguyên có thể phản ứng mạnh hơn với thử thách lặp lại với các dị nguyên này và có thể không đáp ứng với liều adrenalin thông thường dùng để điều trị các phản ứng quá mẫn.
Tác dụng với mắt
– Travoprost có thể làm thay đổi màu sắc mắt một cách từ từ bằng việc tăng số lượng hạt melamin (hạt sắc tố) trong tế bào sắc to. Trước khi tiến hành điều tri, bệnh nhân phải được thông báo về khả năng thay đổi vĩnh viến màu mắt. Điều trị một bên mắt có thể dẫn tới loạn sắc tố vĩnh viễn. Tác dụng lâu dài trên tế bào sắc tố và bất kỳ hậu quả nào đi kèm hiện chưa được biết đến. Sự thay đổi màu mống mắt xảy ra chậm và có thể không được nhận ra trong vài tháng đến vài năm. Sự thay đổi màu mắt chủ yếu được quan sát thấy ở những bệnh nhân có mống mắt màu hỗn hợp ví dụ màu nâu xanh, nâu xám, nâu vàng và nâu xanh lá cây. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng được quan sát thấy ở những bệnh nhân mắt nâu. Một cách điển hình, sắc tố màu nâu xung quanh đồng tử lan rộng đồng tâm hướng về phía ngoại biên của mắt bị bệnh, nhưng toàn bộ mống mắt hoặc một phần mống mắt có thể chuyển sang màu nâu hơn. Sau khi ngừng điều trị, không quan sát thấy việc tăng thêm sắc tố mống mắt nâu.
– Sạm da vùng quanh hốc mắt và/hoặc mí mắt có liên quan đến sử dụng travoprost đã được báo cáo.
– Travoprost có thể làm thay đổi từ từ lông mi ở mắt nhận điều trị. Những thay đổi này đã được quan sát thấy ở khoảng nửa bệnh nhân trong các thử nghiệm lâm sàng và bao gồm tăng độ dài, độ dày, sắc tố và/hoặc số lượng lông mi. Cơ chế thay đổi lông mi và hậu quả lâu dài của chúng hiện chưa được biết đến.
– Trong các nghiên cứu ở khỉ, travoprost đã gây ra phì đại khe mi nhẹ. Tuy nhiên, tác dụng này không quan sát thấy trong các thử nghiệm lâm sàng và được cho là riêng biệt theo loài.
– Chưa có kinh nghiệm dùng dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV trong trường hợp mắt bị viêm, cũng như trong bệnh glôcôm tân mạch,
glôcôm góc đóng, glôcôm góc hẹp hoặc glôcôm bẩm sinh và chỉ có ít kinh nghiệm trong bệnh mắt tuyến giáp, bệnh glôcôm
góc mở ở bệnh nhân có thủy tinh thể nhân tạo và bệnh glôcôm sắc tố hoặc glôcôm giả bong bao thể thủy tinh.
– Dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV do đó nên sử dụng thận trọng ở bệnh nhân viêm nội nhãn thể hoạt động cũng như ở bệnh nhân
có nguy cơ nhiễm viêm mống mắt/viêm màng bồ đào.
– Phù hoàng điểm đã được báo cáo trong khi điều trị với các thuốc tương tự prostaglandin F2a. Sử dụng thận trọng dung dịch nhỏ
mắt DUOTRAV ở bệnh nhân không có thủy tinh thể, bệnh nhân có thủy tinh thể nhân tạo bị rách bao thể thủy tinh hậu phòng hoặc thể thủy tinh tiền phòng, hoặc ở bệnh nhân đã biết có nguy cơ phù hoàng điểm.
– Thay đổi hốc mắt và mi kể cả chiều sâu của rãnh mi mắt đã được quan sát thấy ở các thuốc tương tự prostaglandin.
Bong hắc mạc
Bong hắc mạc đã được báo cáo với việc điều trị bằng thuốc ức chế thủy dịch (như timolol, acetazolamid) sau phẫu thuật mở bè củng mạc.
Gây mê phẫu thuật
Các thuốc tra mắt chẹn beta có thể ức chế các tác dụng chủ vận beta toàn thân như của adrenalin. Nên thông báo cho bác sĩ gây mê khi bệnh nhân dùng dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV.
Các bệnh giác mạc
Các thuốc tra mắt chẹn beta có thể gây khô mắt. Thận trọng khi điều trị cho bệnh nhân có các bệnh giác mạc.
Các tá dược
Dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV có chứa propylen glycol có thể gây kích ứng da.
Dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV có chứa dầu thầu dầu polyoxyethylen hydro hóa 40 có thể gây phản ứng trên da.
Phụ nữ có thai, cho con bú, khả năng sinh sản
Phụ nữ có khả năng mang thai/biện pháp tránh thai
Dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV không được sử dụng cho phụ nữ có thể mang thai trừ khi đã sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả.
7. Phụ nữ có thai
– Tổng quan về nguy cơ
Không có hoặc dữ liệu còn hạn chế trong việc sử dụng dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV hoặc từng thành phần riêng lẻ cho phụ nữ có thai.
Travoprost có các tác dụng dược lý có hại trên thai kỳ và/hoặc bào thai/trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu trên chuột cống và chuột nhắt với travoprost cho thấy độc tính sinh sản.
Các nghiên cứu dịch tễ học không cho thấy các ảnh hưởng dị tật nhưng cho thấy nguy cơ thai chậm phát triển trong tử cung khi mẹ dùng các thuốc chẹn beta đường uống. Thêm vào đó, các dấu hiệu và triệu chứng chẹn beta (như chậm nhịp tim, hạ huyết áp, suy hô hấp và hạ đường huyết) đã được quan sát thấy ở trẻ sơ sinh khi các thuốc chẹn beta được dùng cho mẹ cho đến lúc sinh. Dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV không nên dùng trong suốt thai kỳ trừ khi thực sự cần thiết. Tuy nhiên, nếu dùng dung dịch nhỏ
mắt DUOTRAV trong khi mang thai cho đến lúc sinh, trẻ sơ sinh nên được theo dõi cẩn thận trong suốt những ngày đầu mới sinh.
– Dữ liệu trên động vật
+ Các nghiên cứu trên chuột cống và chuột nhắt với travoprost cho thấy độc tính trên khả năng sinh sản. Các nghiên cứu độc tính trên sự phát triển phôi thai ở chuột nhắt cho thấy có sự gia tăng số lượng trung bình tiêu thai sớm và có sự giảm trên tổng số và số lượng trung bình bào thai có khả năng sống trên con cái có thai ở liều 1μg/kg/ngày sau khi tiêm dưới da. Nồng độ không gây độc tính trên phôi thai được báo cáo là 0,3μg/kg/ngày.
+ Trong các nghiên cứu phát triển trước và sau sinh ở chuột cống, tiêm travoprost dưới da gây tăng tỉ lệ tử vong sau sinh và giảm trọng lượng của chuột sơ sinh ở liều >0.12μg/kg/ngày. Trong nghiên cứu khác với liều thấp hơn, không quan sát thấy ảnh hưởng đến thai nhi hoặc sự phát triển sau sinh ở liều lên đến 0,1μg/kg/ngày, hoặc ở liều gấp đôi liều khuyến cáo sử dụng ở mắt trên lâm sàng.
+ Các nghiên cứu về khả năng gây quái thai trên chuột nhắt, chuột cống và thỏ ở liều uống lên đến 50mg/kg/ngày (gấp 7.000 lần nồng độ toàn thân sau khi dùng liều tối đa ở mắt trên người) cho thấy không có bằng chứng về dị tật thai nhi. Mặc dù quan sát thấy sự chậm hình thành xương ở thai nhi ở mức liều này ở chuột cống, nhưng không có tác dụng bất lợi trên sự phát triển sau sinh ở chuột con. Mức liều 1000mg/kg/ngày (gấp 142.000 lần nồng độ toàn thân sau khi dùng liều tối đa ở mắt trên người) gây độc trên chuột mẹ dẫn đến tăng số lượng tiêu thai sớm. Cũng quan sát thấy tiêu thai sớm ở thỏ khi dùng liều gấp 14.000 lần nồng độ toàn thân sau khi dùng liều tối đa ở mắt trên người, trong trường hợp không có độc tính rõ ràng trên mẹ.
8. Phụ nữ cho con bú
Tổng quan về nguy cơ
Chưa biết liệu travoprost trong thuốc nhỏ mắt có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy sự bài tiết travoprost và các chất chuyển hóa có trong sữa mẹ. Timolol bài tiết vào sữa mẹ theo đường dùng tại chỗ. Các thuốc chẹn beta đường uống có khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng cho trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, khi nhỏ mắt ở liều điều trị, lượng timolol xuất hiện trong sữa mẹ được cho là không gây ra triệu chứng chẹn beta lâm sàng ở trẻ sơ sinh.
Không khuyến cáo dùng dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV cho phụ nữ cho con bú.
9. Khả năng sinh sản
Không có dữ liệu về ảnh hưởng của dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV đến khả năng sinh sản của người. Các nghiên cứu về khả năng sinh sản trên chuột cho thấy travoprost hoặc timolol không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản tại liều cao hơn 75 lần đối với travoprost và 21.000 lần đối với timolol liều nhỏ mắt tối đa khuyến cáo cho người (xem phần Dữ liệu an toàn tiền lâm sàng).
10. Tác động của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Dung dịch nhỏ mắt DUOTRAV không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
11. Quá liều
– Không có các phản ứng đặc hiệu khi nhỏ thuốc quá liều.
– Trong trường hợp không may nuốt phải thuốc, các triệu chứng quá liều của chẹn beta toàn thân có thể bao gồm nhịp tim chậm,
hạ huyết áp, suy tim và co thắt phế quản.
– Trong trường hợp không may nuốt phải thuốc nên điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Timolol không thẩm tách được dễ dàng.
Reviews
There are no reviews yet.