Phát ban và nguyên nhân gây phát ban.

PHÁT BAN

Phát ban là gì?

Phát ban là những thay đổi bất thường về màu da hoặc kết cấu của da. Phát ban có thể là biểu hiện của các bệnh bao gồm bệnh chàm (eczema), u hạt, liken phẳng và bệnh vảy phấn hồng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của phát ban

Phát ban có dấu hiệu chung là nổi đỏ (có thể u sần hoặc không), ngứa, phát ban trên diện rộng như toàn vùng ngực, vùng lưng, bắp tay, bắp chân, bụng,… chứ hiếm khi khu trí nhỏ lẻ. Mỗi bệnh cụ thể sẽ cho biểu hiện phát ban khác nhau:

Bệnh chàm (eczema): Biểu hiện của bệnh chàm có thể khác nhau ở mỗi người. Ở người lớn, bệnh chàm thường ảnh hưởng đến bàn tay, khuỷu tay và các khu vực “uốn cong” như mặt trong của khuỷu tay và mặt sau của đầu gối. Ở trẻ nhỏ, bệnh chàm thường xuất hiện bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối, và trên mặt, sau gáy và da đầu. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chàm thể tạng bao gồm như ngứa, đỏ da, da khô đóng vảy, dày và sàn sùi, có thể có các mụn nước nhỏ li ti hoặc không,…

Bệnh Granuloma Annulare: Phát ban hình tròn với mụn đỏ sẩn. Những người bị u hạt thường nhận thấy một hoặc nhiều vòng các nốt sưng nhỏ, cứng trên mặt sau của cẳng tay, bàn tay hoặc bàn chân của họ. Phát ban có thể hơi ngứa.

Lichen phẳng: Biểu hiện vết sưng bóng, phẳng màu tím hoặc đỏ tía. Lichen phẳng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên da nhưng thường ảnh hưởng đến mặt trong của cổ tay và mắt cá chân, cẳng chân, lưng và cổ của bạn. Một số người có liken phẳng bên trong miệng, vùng sinh dục, da đầu và móng tay của họ.

Bệnh vảy phấn hồng: Triệu chứng chính của bệnh rosea là vùng da lớn, có vảy, màu hồng, sau đó là các mảng ngứa, viêm hoặc tấy đỏ nhiều hơn. Bệnh vảy hồng ảnh hưởng đến lưng, cổ, ngực, bụng, cánh tay trên và chân. Phát ban có thể khác nhau ở mỗi người.

Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp là do viêm da. Ngoài ra có thể do dị ứng thực phẩm, thuốc, quần áo, trang sức hoặc những vật lạ tiếp xúc trực tiếp trên da

Phương pháp điều trị phát ban hiệu quả

Đối với bệnh chàm (eczema)

Điều trị bệnh chàm bằng kem dưỡng ẩm không có mùi thơm và chứa các thành phần như ceramides, glycerin và dầu khoáng.

Thuốc bao gồm các loại kem và thuốc mỡ không kê đơn có chứa steroid hydrocortisone. Các sản phẩm này có thể giúp kiểm soát ngứa, sưng và đỏ liên quan đến bệnh chàm. Các loại kem bôi cortisone theo toa, cũng như thuốc uống và tiêm cortisone, cũng được sử dụng cho những trường hợp nghiêm trọng hơn.

Đối với những người bị bệnh chàm nhẹ đến trung bình, thuốc điều hòa miễn dịch tại chỗ (TIM) có thể có lợi.

Crisaborole là thuốc mỡ dành cho bệnh vẩy nến nhẹ đến trung bình ở những người từ 2 tuổi trở lên.

Dupilumab là một loại kháng thể đơn dòng tiêm được sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng. Nó làm hết ngứa một cách nhanh chóng ở hầu hết các bệnh nhân.

Các loại thuốc khác có thể được sử dụng cho những người bị bệnh chàm bao gồm thuốc kháng sinh (để điều trị da bị nhiễm trùng) và thuốc kháng histamine (để giúp kiểm soát ngứa).

Quang trị liệu là một phương pháp điều trị khác có thể giúp ích cho một số người bị bệnh chàm. Sóng ánh sáng cực tím có trong ánh sáng mặt trời đã được chứng minh là có thể giúp điều trị một số chứng rối loạn về da, bao gồm cả bệnh chàm. Quang trị liệu sử dụng tia cực tím – tia cực tím A (UVA) hoặc tia cực tím B (UVB) – từ các loại đèn đặc biệt để điều trị cho những người bị bệnh chàm nặng.

Các rủi ro liên quan đến liệu pháp quang trị liệu bao gồm bỏng rát (thường giống như cháy nắng nhẹ), khô da, ngứa da, tàn nhang và có thể lão hóa da sớm.

Bệnh Granuloma Annulare

Có thể cắt bỏ u hoạt hoặc không vì nó chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Kết hợp thuốc: Corticoid bôi ngoài da.

Biện pháp khác nếu trường hợp nghiêm trọng thì dùng liệu pháp tia cực tím.

Bệnh Lichen phẳng

Lichen phẳng không thể chữa khỏi nhưng có thể điều trị các triệu chứng bằng các sản phẩm chống ngứa như thuốc kháng histamine. Nếu liken phẳng chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ của cơ thể, có thể thoa kem thuốc lên vùng bị ảnh hưởng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê đơn tiêm

steroid, prednisone hoặc các loại thuốc khác ngăn chặn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Hoặc cũng có thể dùng retinoids hoặc thử liệu pháp ánh sáng.

Bệnh vảy phấn hồng

Nếu trường hợp nhẹ thì có thể không cần điều trị. Thậm chí những trường hợp nghiêm trọng hơn đôi khi tự khỏi.

Thuốc kháng histamine đường uống (như diphenhydramine), thuốc không kê đơn có thể giúp làm dịu cơn ngứa.

Các vết loét có thể lành nhanh hơn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím. Tuy nhiên, đừng đón nắng quá nhiều. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh vảy phấn hồng sẽ biến mất trong vòng 6 – 12 tuần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *